CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ DẪN DỤ CỦA THỨC ĂN TRÊN CÁC LOẠI CÁ
Cá là động vật thủy sinh chủ yếu và được đặc trưng bởi sự phát triển đặc biệt cao của hệ thống vị giác của chúng. Ở một số loài cá gần 20% mô thần kinh ở nảo cá được chuyên biệt cho chức năng này, (Kotrschal & Palzenberger, 1992) và số tế bào cảm nhận vị giác ở cá có số lượng nhiều nhất trong các loài động vật có xương sống.
Không giống như các loài có xương sống khác, các tế bào vị giác của cá không chỉ nằm ở khoang miệng mà còn nằm rải rác ở trên toàn bộ cơ thể, vòng đuôi và cả vây cá. Vì vậy, nhiều phần của cơ thể cá đã tiến hóa để hoạt động tương tự như lưỡi ở các động vật khác. Cá sử dụng chức năng này tìm kiếm thức ăn dựa trên việc chênh lệch nồng độ mùi hương trong nước.
Tại sao mỗi loại mùi vị phù hợp với những loại cá khác nhau
Cá rất nhạy cảm với các chất vị khác nhau bao gồm cả amino axit và các dẫn xuất của chúng, peptide, amin, nucleotide, muối vô cơ, đường, axit cacboxylic mật và các (chiết xuất. Phổ vị giác đối với axit L-amino, có tính kích thích vị giác phổ biến nhất đối với cá, có sự khác nhau đáng kể giữa các loài cá. Phạm vi của các axit L-amino có thể ăn được, gây khó chịu và không hiệu quả khác nhau giữa các loài (Kasumyan, 2016; Kasumyan & Døving, 2003). Chẳng hạn như cá trê thích mùi nước mắm trong khi mùi đó lại không đủ hấp dẫn đối với cá chép, cá rô phi trên thực tế lại thích đạm gà thủy phân hơn so với dịch mực thủy phân.

Nguyên lý kích thích dẫn dụ của Axit amin và peptide hoạt tính sinh học
Ngoài ra còn có sự thích nghi về hình thái sinh thái liên quan đến thói quen và môi trường nuôi cá. Các loài cá sống tầng đáy và cá sống ở vùng nước đục được trang bị các nụ vị giác bên ngoài rất nhiều, trong khi ở các loài cá và cá từ vùng nước trong suốt thường thấp hơn đáng kể.
Cá có xu hướng nhận diện đặc biệt nhạy những mùi vị thức ăn mà chúng đã biết.
Mùi vị quen thuộc hay gợi lên và kích thích cá hoạt động tìm kiếm và bắt mồi dù thành phần, hình dạng, kích thước, hoặc màu sắc của loại thức ăn hoàn toàn mới.
Cá săn mồi tìm kiếm thức ăn từ xa bằng mùi và cảm nhận đánh giá con mồi khi nuốt. Các thí nghiệm cho thấy các loài cá bắt và ăn mồi nhanh hơn đối với thức ăn có mùi hương hấp dẫn
Các yếu tố ảnh hưởng đến cảm thụ mùi vị thức ăn và sự ngon miệng của cá
Nhiệt độ môi trường, độ mặn của nước, mức độ đói của cá sẽ ảnh hưởng đến mức độ bắt mồi của cá.
Ngoài ra chất tẩy rửa, kim loại nặng, các chất ô nhiễm trong nước có gây hại mạnh đến cá thụ thể cảm nhận môi trường của cá làm cá cảm nhận mùi vị kém đi. Tiếp xúc ngắn hạn với nước có độ pH thấp cũng có thể gây ra sự ức chế đáng kể trong nhận thức vị giác và khả năng của cá với các kích thích vị giác.
Các loại thuốc khác nhau được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản hiện đại để điều trị và phòng ngừa bệnh trong cá ví dụ như thuốc tím KMnO4 (2 mg l − 1) và formalin (200 mg l − 1 formaldehyde), làm giảm đáng kể chức năng đáp ứng kích thích của các tế bào thần kinh ở cá rô phi. Các loại thuốc kháng sinh ảnh hưởng lên việc tiếp nhận thức ăn của cá là khác nhau và tùy vào từng loại cá.
Đó chính là lý do làm cho các loại cá nuôi nhốt trong môi trường nhân tạo kém nhạy mùi hơn các loại cá ở các hồ tự nhiên.
Đạm thủy phân và ứng dụng dẫn dụ từ Peptide hoạt tính sinh học
Để củng cố giả thiết mùi hương không quyết định khả năng kích thích bắt mồi của cá, các nhà khoa học đã làm thử nghiệm và thấy rằng: Một số Amino Axit và Peptide hoạt tính sinh học có tác dụng lên các nụ vị giác và hệ thống truyền dẫn thần kinh của cá đã gây kích thích bắt mồi chứ không phải sản phẩm dẫn dụ càng nặng mùi thì càng hấp dẫn cá. Điều này lý giải vì sao sản phẩm đạm gà thủy phân lại có tính kích thích bắt mồi cao hơn dịch mực thủy phân ở trên cá rô phi.
Ngoài ra, peptide hoạt tính sinh học sẽ kích thích não bộ cá, “gây nghiện” cho chúng sau một thời gian sử dụng. Điều này lý giải tại sao lượng ăn vào của cá tăng lên khi trộn đạm thủy phân áo ngoài vào thức ăn của cá, và cá giảm ăn sau khi ngưng trộn.

Hình: Một thử nghiệm bắt mồi trên cá cho cá rô phi, với khẩu phần chứa 5% bột cá làm đối chứng và nghiệm thức 5% bộ đạm gà thủy phân. Các nhà khoa học quan sát và đo đạc các tiêu chí Thức ăn tiêu thụ, tỷ lệ từ chối thức ăn, thời gian bắt mồi lần đầu… đã cho thấy tính dẫn dụ của đạm gà thủy phân cao hơn 10.82% so với nhóm bột cá đối chứng (Nguồn: Đại học Unioeste, Brazil)
